Chúc mừng sinh nhật: Phan Nũ Thùy Tiên(02/09), Tổ CM: Tin học - Vũ Thị Hoài Phương(03/09), Tổ CM: Hành chính - Huỳnh Thị Minh Hạnh(03/09), Tổ CM: Văn học - Nguyễn Thị Cúc(05/09), Tổ CM: Văn học - Ngô Văn Lĩnh(12/09), Tổ CM: Vật lí - Hoàng Văn Kha(14/09), Tổ CM: Thể dục - Phan Thị Mỹ Hằng(18/09), Tổ CM: Địa lí - Châu Phục Hận(20/09), Tổ CM: Toán học - Đỗ Thị Mỹ Nhi(20/09), Tổ CM: Vật lí
    CƠ CẤU TỔ CHỨC
   ĐẢNG BỘ
   BAN GIÁM HIỆU
   ĐOÀN THỂ
   TỔ CHUYÊN MÔN
     Tổ Toán học
     Tổ Vật lí
     Tổ Hóa học
     Tổ Sinh học
     Tổ Tin học
     Tổ Ngữ Văn
       Giới thiệu
       Kế hoạch
       Tài liệu
     Tổ Lịch Sử
     Tổ Địa lí
     Tổ Anh Văn
     Tổ GDCD
     Tổ TD-QP
    CÔNG KHAI CLGD
   Biểu mẫu
   Số liệu thống kê
    VĂN BẢN- LỊCH LV
   VĂN BẢN CẤP TRÊN
   VĂN BẢN TRƯỜNG
   BẢNG LƯỢNG HÓA TĐ
   KẾ HOẠCH TUẦN
   KHẢO THÍ
   KIỂM TRA ONLINE
   THI-TUYỂN SINH
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tìm kiếm
Tìm theo từ khóa

    Link Website
 
    Thống kê
6314233
lượt truy cập
  Tài liệu
 
SÁNG KIẾN “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020”

“Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020”

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

 Kính gửi:    - Hội đồng sáng kiến trường THPT Thanh Hòa

                    - Hội đồng sáng kiến Ngành giáo dục và đào tạo Bình Phước

 Tôi ghi tên dưới đây

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) đóng góp

1

Lê Thị Nguyệt

02/11/1981

Trường THPT Thanh Hòa

Giáo viên

Đại học

100%

         

           Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

          - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 01 năm 2019

 - Mô tả bản chất của sáng kiến:

I. Về nội dung của sáng kiến

1. Sự cần thiết của đề tài

          Giáo dục phổ thông nước ta thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo "lối truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của người học. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lí những trải nghiệm, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là  môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích/chiêm nghiệm, cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống.

Ai cũng hiểu năng lực để mỗi con người vào đời không chỉ bó hẹp trong yêu cầu ghi nhớ, tích lũy kiến thức mà còn để phân tích sâu, vận dụng sáng tạo trong công việc và để sống tốt hơn. Môn Ngữ văn, trong ý nghĩa văn là đời càng cần vậy. Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn để cái hay cái đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn. Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học Ngữ văn lại cấp thiết đến thế. Bởi thế, trong đề tài này tôi xin được mạo muội chia sẻ một vài kinh nghiệm về "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù" theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

2. Thực trạng trước khi áp dụng

          Trong những năm gần đây, giáo viên dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học văn bản"Chữ người tử tù" nói riêng đã có những cố gắng trong đổi mới phương pháp hướng đến:"Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh". Tuy nhiên kết quả vẫn còn chưa được như sự mong đợi.

Văn bản "Chữ người tử tù" trích trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là "một văn phẩm đạt gần đến sự toàn thiện toàn mĩ".  Văn bản viết về một nét truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc đã một thời vang bóng. Nhân vật chính là Huấn Cao - một con người tài hoa không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất. Văn phong trong sáng, ngôn ngữ uyên bác. Quan trọng hơn hết là giá trị giáo dục Chân- Thiện - Mỹ cho thế hệ trẻ. Song, trong thực tế phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11, văn bản được tìm hiểu trong 2 tiết học. Thời gian ngắn nên chỉ đủ để tìm hiểu nội dung trên bề mặt câu chữ. Một số giáo viên có tổ chức một số hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhưng hiệu quả cũng chưa cao, học sinh chưa được trải nghiệm để thể hiện năng lực của mình.

3. Tính mới của đề tài:

  Trong đề tài này người thực hiện sử dụng chu trình học qua trải nghiệm như một phương pháp dạy học để  thiết kế bài dạy đọc – hiểu văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) ở nhà trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS. Kiến thức thực tiễn gắn với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dụng vào thực tế. Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính.

4. Một số khái niệm liên quan

4.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: Trải nghiệm là trải qua, kinh qua [7;1020]. Hoạt động trải nghiệm là một hệ thống những việc làm được trải qua, kinh qua nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.

Học qua trải nghiệm  là quá trình học tập được trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành vận dụng cao từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân làm sáng tỏ hơn các lí thuyết đã học. Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tích, chiêm nghiệm và phản hồi. Học tập qua trải nghiệm về bản chất mang tính cá nhân và có tính hiệu quả, tác động tới cả tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng.

4.2. Khái niệm  năng lực:

          Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động, trong bối cảnh nhất định.[11;49]

          Năng lực thể hiện sự vận động tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hện một loại công việc nào đó.

5. Một số phương pháp học thông qua trải nghiệm trong đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.

          Đề tài chỉ dừng lại ở tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết học, nên chỉ đề cập đến một số phương pháp cơ bản mà giáo viên cần được trang bị để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

5.1. Phương pháp đặt vấn đề.

5.1.1.  Mục đích:

- Giúp HS có một cái nhìn tổng quan về một vấn đề trong xã hội. Từ đó nhận ra vấn đề liên quan đến bài học.

- Kiến thức phối hợp: Lịch sử, Văn hóa, Mĩ thuật, Công nghệ thông tin.

- Năng lực hình thành: năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực thẩm mĩ, năng lực quan sát, phân tích, trình bày...

5.1.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

          + Giáo viên đặt ra một tình huống gợi vấn đề liên quan đến bài học.

         + Học sinh quan sát, phân tích, phát hiện, ra vấn đề cần nói tới; phát biểu         vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề đó.

          Bước 2: Tìm giải pháp

          Tìm cách giải quyết vấn đề theo quy trình: Bắt đầu -> Phân tích vấn đề ->         Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết-> Hình thành giải pháp-> Chọn giải pháp đúng và kết thúc.

5.1.2. Minh họa:

      Trong hoạt động khởi động của tiết học đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù", giáo viên sẽ trình chiếu một số hình ảnh về những nét đẹp văn hóa trong truyền thống của dân tộc:

tha tho

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thả thơ trên Sông Hương

                       

2

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thưởng trà

 

 

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh khu vườn lan

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thú chơi hoa lan

                             Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Chơi chữ thư pháp

 

          Giáo viên cho học sinh cảm nhận về những bức tranh, phát hiện bức tranh liên quan đến nội dung bài học: Đó là bức tranh ông đồ viết chữ thư pháp. Từ kết quả phát hiện của học sinh giáo viên bình giá, giới thiệu bài học.

          Như vậy, trong hoạt động khởi động giáo viên đã tổ chức cho học sinh trải nghiệm về những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chỉ trải nghiệm qua tranh ảnh nhưng đã giúp cho các em nhận biết được những giá trị văn hóa của dân tộc. Qua đó giáo dục các em về lòng yêu nước, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.

5.2.  Phương pháp tổ chức trò chơi

          Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật.

5.2.1. Mục đích:

          - Giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh, rèn luyện tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm cho mỗi học sinh.

          - Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực ứng phó với hoàn cảnh, năng lực phối hợp...

          - Bộ môn kết hợp: Âm nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ thông tin, lịch sử, địa lí...

5.2.2. Cách thức thực hiện

          Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

 - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.

- Cử người dẫn trò chơi (GV hoặc HS).

- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh.

- Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi.

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà giáo viên bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,...

- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác học sinh quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi.

- Giáo viên giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi; nói rõ cách chơi và luật chơi. Giáo viên có thể cho các em chơi nháp một lượt, sau đó tổ chức chơi thật.

- Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi

- Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi.

- Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kĩ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm...

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Giáo viên đánh giá và công bố kết quả cuộc chơi khách quan, công bằng, chính xác, giúp học sinh nhận thức được ưu điểm, tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo.

- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.

- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

5.2.3. Minh họa

    Khi tìm hiểu văn bản "Chữ người tử tù", phần hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học thông qua một số trò chơi.

* Hình thức 1: Trò chơi "Ai nhanh hơn".

          Giáo viên tổ chức trò chơi này trong phần tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.

          Mục đích: Nhằm tạo tâm thế hứng khởi, sôi nổi giúp các em vừa học vừa chơi, vừa tiếp nhận những nội dung kiến thức bài học vừa hình thành, bồi dưỡng năng lực phẩm chất của người thanh niên trong thời đại mới.

    Bước 1: Chuẩn bị

+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.(Phần phụ lục)

+ Người dẫn chương trình: GV

+ Giáo viên sẽ cử lớp trưởng hỗ trợ và chuẩn bị điều kiện, phương tiện... quan sát các thành viên trong lớp, chỉ định người giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi.

+ Thành phần tham gia trò chơi: cả lớp

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Giáo viên giới thiệu cách thức trò chơi: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm; gồm 10 câu hỏi.

- Phổ biến luật chơi:      

                   + Trò chơi gồm có 10 câu hỏi.

                   + Giáo viên sẽ đọc câu hỏi, học sinh lắng nghe.

                   + Khi giáo viên vừa đọc hết câu hỏi, học sinh mới được quyền giơ tay trả lời, nếu giơ tay trước là phạm luật và không được trả lời, nhường quyền trả lời cho người khác.

          + Trả lời đúng một câu hỏi sẽ được nhận một phần quà.

          + Lớp trưởng là người quản trò chơi

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Giáo viên động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.

- Giáo viên đánh giá trò chơi: 

          + Đa số học sinh tham gia tích cực, phát hiện vấn đề nhanh.

          + Một số học sinh còn chưa tham gia tích cực, phát hiện vấn đề còn chậm.

- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

- Đúc kết nội dung bài học được hình thành qua trò chơi.

          Trò chơi diễn ra trong không khí sôi nổi, khẩn trương, hào hứng của cả lớp. Một số học sinh tham gia rất tích cực, một số học sinh chưa tự tin nên lúc đầu còn e dè, ngần ngại. Nhưng sau đó cũng hòa cùng không khí của cả lớp. Kết thúc trò chơi đa số học sinh đã nắm bắt được kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm "Chữ người tử tù". Đặc biệt là học sinh trong cả lớp đã hòa đồng với nhau tạo nên một tâm thế học tập khác hẳn các tiết học trước đó.

 

* Tổ chức trò chơi: "Tập làm ông đồ"

          Giáo viên sẽ tổ chức trò chơi này trong hoạt động thực hành ứng dụng nhằm mục đích tổ chức cho học sinh trải nghiệm về không gian, không khí trong cảnh  viết chữ. Qua đây các em trải nghiệm hoạt động viết chữ thư pháp, nhận thức rõ về loại hình nghệ thuật viết thư pháp. Đồng thời đây cũng là dịp giáo viên phát hiện ra  năng lực ở học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng. Trò chơi được tổ chức như sau:

          Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

- Đối tượng: thành viên trong lớp.

- Nội dung: Viết câu đối bằng chữ thư pháp.

- Cách thức: Lớp chia làm 2 tổ, mỗi tổ cử 4 học sinh tham gia.

- Người dẫn trò chơi: GV

- Mỗi nhóm tự chuẩn bị dụng cụ: bút lông, mực, nghiên, giấy A0 cắt hình câu đối

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Bốn bạn chơi của hai nhóm sẽ di chuyển lên phía bàn đầu, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng để bắt đầu trò chơi.

- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác học sinh quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em tham gia trò chơi.

- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Mỗi đội chơi sẽ viết một câu đối bằng chữ thư pháp về chủ Thầy cô. Thời gian chơi: 5 phút. Khi hết thời gian 5 phút các đội chơi treo câu đối lên bảng. Nếu hết 5 phút đội chơi nào chưa treo được câu đối lên bảng sẽ là đội thua cuộc.

- Giáo viên dùng hiệu lệnh bằng lời nói để điều khiển trò chơi.

- Các thành viên khác trong lớp theo dõi các đội chơi, cổ vũ tinh thần cho các đội chơi.

 

                   Hình ảnh đội 1 tham gia trò chơi "Tập làm ông đồ"

                   Hình ảnh đội 2 tham gia trò chơi "Tập làm ông đồ"

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Đánh giá kết quả trò chơi:

+ Hai đội đã hoàn thành sản phẩm trước thời gian.

+ Trình bày đúng hình thức của câu đối.

+ Cả hai đội cùng viết "Tôn sư trọng đạo"

+ Mỗi bức tranh đều có một vẻ đẹp, có sự sáng tạo riêng.

+ Cả hai đội chơi đã thể hiện được tinh thần đồng đội khi tham gia trò chơi. Tuy nhiên chưa tận dụng hết thời gian để tô điểm cho bức tranh hoàn hảo hơn, sáng tạo hơn. Trong bức tranh cần vẽ thêm một vài hình ảnh để thêm phần sinh động.

- Cả hai đội chơi đã rất cố gắng, ngang sức ngang tài nên giành được phần thưởng như nhau. Phần thưởng của các bạn là một hộp quà to bao gồm sách vở, đồ dùng học tập.

- Qua trò chơi, GV cần giáo dục HS ý thức hướng tới vẻ đẹp chân- thiện - mĩ trong cuộc sống. Trước khi hướng tới cái đẹp của nghệ thuật hãy làm đẹp tâm hồn mình...
- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

                                      Sản phẩm của 2 đội chơi

 

5.3. Phương pháp đóng vai

          Đóng vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được.

5.3.1. Mục đích:

- Nhằm tạo hứng thú và sự chú ý góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập, rèn kĩ năng tình huống cho học sinh.

- Giúp học sinh nhập vai, diễn tả thái độ, ý kiến của nhân vật rèn thái độ khả văng giao tiếp linh hoạt, năng lực giải quyết vấn đề trong mọi tình huống phát huy tính chủ động sáng tạo.

- Người xem, người học dễ dàng nắm bắt được nội dung tác phẩm.

- Kiến thức phối hợp: Nghệ thuật sân khấu, Mĩ thuật, Âm nhạc.

- Năng lực hình thành:Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và đảm nhận trách nhiệm,  năng lực tự quản lí thời gian, rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình diễn hóa thân...

5.3.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1: Chuẩn bị

- GV chuẩn bị tình huống đóng vai.

- Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm

- Quy định rõ thời gian hoàn thành, yêu cầu cần đạt

     Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:

 -Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản

      + Phân vai, đạo cụ, hóa trang, sân khấu, …

+ Dự kiến thời gian tiến hành

+ Tiến hành tập luyện theo kịch bản

+ Trình diễn

Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; phản biện – giải trình (nếu có)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá (GV có thể sử dụng hình thức phỏng vấn học sinh đóng vai);  tổng kết lại kiến thức.

Quy trình này có thể đơn giản hơn hoặc nhiều thao tác hơn tùy vào hình thức  đóng vai mà GV lựa chọn.

5.3.3. Minh họa

          Trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù", phần hình thành kiến thức tôi đã dùng phương pháp đóng vai nhân vật và đóng vai giả định.

* Hình thức 1: Đóng vai nhân vật

          Khi tìm hiểu "Cảnh cho chữ" - là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh diễn lại cảnh theo phương pháp đóng vai nhân vật  học sinh có cơ hội cơ hội thể hiện năng lực diễn xuất...

          Bước 1: Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị tình huống đóng vai: Cảnh cho chữ

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm 1 chuẩn bị.

- Nhóm diễn trong tiết học, thời gian tối đa 5 phút.

     Bước 2: Các thành viên trong nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:

- Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản

- Các nhóm tự chuẩn bị đạo cụ gồm: 1 tờ giấy A0 trắng cắt hình tranh câu đối, xiềng gông, bút lông, ngọn đuốc, nghiên mực.

- Tiến hành tập luyện theo kịch bản:

- Trình diễn( Hình ảnh minh họa)

                        Hình ảnh minh họa diễn kịch của học sinh lớp 11a2

      Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

     GV cho học sinh nhận xét đánh giá, nhận xét, sau đó GV sẽ phỏng vấn cả lớp và các bạn tham gia trò chơi bằng một số câu hỏi:

- Khi tham gia đóng vai em có hồi hộp không?

- Cảm nhận của em khi đeo trên người chiếc gông và xiềng xích?

- Cảm xúc của em khi xem các bạn diễn kịch?

- Em cảm nhận về phong thái của Huấn Cao khi viết chữ?...

     Khi thực hiện phương pháp đóng vai, không khí lớp trở nên sinh động hơn: đầu tiên là những tiếng cười hồn nhiên trước đạo cụ sáng tạo của nhóm chơi nhưng khi nhóm diễn nhập vai thì cả lớp như lặng yên trước thần thái của các nhân vật. Cả lớp cảm động trước giọng nói trầm ấm, dứt khoát của nhân vật Huấn Cao khuyên Viên quản ngục thay đổi nơi ăn chốn ở để giữ thiên lương trong sáng. Đặc biệt là hành động bái lạy của Viên quản ngục.

     Hoạt động đóng vai đã hình thành ở học sinh năng lực diễn xuất, năng lực sáng tạo, năng lực phân tích cảm nhận,...

     * Hình thức 2: Đóng vai giả định

     GV đưa ra một tình huống "giả định": "PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH" – Xét xử Huấn Cao có tội hay không có tội?

     Bước 1: GV đặt ra tình huống: Khi Huấn Cao bị giải đến nhà ngục để chờ ngày thi hành án, có nhiều đơn khiếu nại về bản án tử hình của Huấn Cao là không đúng người, đúng tội. Quản Ngục phải tiến hành phiên tòa xét xử lại: Huấn Cao có tội hay không có tội? Mặc dù có sự khác nhau về quy trình xử lý giữa xã hội phong kiến với thời hiện đại, nhưng GV để cho HS dùng hình thức phiên tòa hiện đại để HS tiếp cận thuận lợi hơn.

     Bước 2: Thảo luận, dự kiến kịch bản

Dự kiến các nhân vật giả định:

1.Hội đồng xét xử gồm có: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa; Hội thẩm nhân dân

(Quản Ngục sẽ là người tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tiến hành xét xử, tiến hành tố tụng và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử)

2.Thư ký phiên tòa :Thầy thơ lại

3.Kiểm sát viên:Đọc cáo trạng, hỏi và đưa ra chứng cứ, luận tội và tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

4.Bị cáo/ bị hại: Huấn Cao và một người đại diện cho xã hội phong kiến

5. Luật sư bào chữa cho bị cáo/bị hại

 6. Người đại diện theo pháp luật của bị cáo/ bị hại

- Đặc điểm của phương pháp đóng vai "giả định" là kiểu đóng vai ứng dụng. Đây là hình thức đóng vai hoàn toàn sáng tạo của học sinh, trong đó người học tạo ra kịch bản, không chỉ dựa vào tác phẩm tự sự mà còn dựa vào những tình huống đã gặp, những con người đã gặp, những hành vi đã thấy, … trong cuộc sống tương đồng với tác phẩm văn học, để từ đó sáng tạo kịch bản "giả định", những vai diễn “giả định” để chủ động tiếp cận nội dung bài học, rút ra bài học ứng xử cho bản thân khi gặp những tình huống tương tự.

- Ưu điểm của hình thức đóng vai "giả định" này: Tổng hợp được ưu điểm của nhiều hình thức đóng vai khác nhau, có thể phát huy cùng một lúc ưu điểm của phương pháp đóng vai tái hiện (ghi nhớ kiến thức), đóng vai suy luận (từ cái đã biết sáng tạo cái chưa biết) và đóng vai ứng dụng (sáng tạo cái mới trong tình huống mới); phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát hiện được những khả năng tiềm ẩn ở mỗi học sinh, đưa tác phẩm văn học gắn liền hơn với cuộc sống, giúp các em hiểu được học văn không chỉ để "lấy điểm" mà quan trọng hơn là "học làm người" qua việc tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi , …trong cuộc sống.

- Với hình thức đóng vai này, GV có thể hình thành cho học sinh rất nhiều năng lực: Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác và đảm nhận trách nhiệm.; Năng lực tự quản lý thời gian; Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.; Hình thành và phát triển năng lực tự học; Năng lực cảm thụ văn học; Năng lực trình diễn, hóa thân, …không chỉ phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học mà còn phù hợp với xu hướng "Trả tác phẩm về cho học sinh", đem đến sân chơi bổ ích cho HS qua hình thức "chơi mà học, học mà chơi", …

5.4. Phương pháp tham quan, thực tế.

5.4.1. Mục đích:

          - Phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Học sinh sau khi trải nghiệm được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…

          - Kiến thức phối hợp: Lịch sử, Địa lí,  Mĩ thuật...

          - Hình thành năng lực tự học, năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp...

5.4.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1: Chuẩn bị: 

          GV hướng dẫn HS nội dung tìm hiểu, địa điểm và dụng cụ cần thiết phải mang theo, lên kế hoạch chi tiết về khung thời gian và các hình thức tiến hành tham quan. Công việc chuẩn bị càng chu đáo thì kết quả hoạt động càng cao.

          Bước 2: Tiến hành tham quan tìm hiểu:

          HS được trực tiếp, gián tiếp tham quan địa điểm văn hóa mà GV và HS đã thống nhất, đây là bước quan trọng nhất. HS sẽ được cảm nhận trực tiếp giá trị văn học, văn hóa từ cảnh vật trực quan mà mình tiếp xúc. Các em có thể tiến hành ghi chép, ghi âm, trao đổi, thảo luận trong quá trình tìm hiểu và tiếp xúc với thực tiễn. GV sẽ định hướng, khơi gợi nguồn cảm hứng để HS có thể thẩm thấu cái hay, cái đẹp từ những nét đẹp văn hóa dân tộc trong thực tiễn.

          Bước 3: Chia sẻ: 

          HS trình bày lại những kết quả mà bản thân thu nhận được từ quan sát, cảm nhận thực tiễn. Hoạt động này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như: vẽ tranh, viết bài, thuyết trình…, qua đó, HS có cơ hội giãi bày quan điểm cá nhân, phát triển ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…

          Bước 4: Tổng quát:

          GV đánh giá và ghi nhận những kiến thức HS có được từ hình thức hoạt động trải nghiệm này, xây dựng ý thức về niềm tự hào trước những giá trị văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống yêu nước, nhân đạo của người Việt Nam.

          Bước 5: Áp dụng: 

          GV hướng dẫn HS vận dụng những tri thức có được qua các hoạt động thực tiễn vào cuộc sống. Có thể khuyến khích HS hình thành các nhóm hoạt động dự án thiết thực như quảng bá nét đẹp văn hóa Việt, bảo vệ môi trường, phản đối các hoạt động phản thuần phong mĩ tục…

5.4.3. Minh họa

          Do điều kiện trường ở địa bàn biên giới, nền kinh tế còn chưa phát triển, đời sống vật chất của nhân dân còn thấp nên việc tổ chức tham quan du lịch có quy mô chưa thể thực hiện được. Song để học sinh có điều kiện trải nghiệm về những nét văn hóa tốt đẹp cũng như một những địa danh lịch sử giúp cảm nhận sâu sắc hơn nội dung bài học. Tôi đã tổ chức cho các em trải nghiệm bằng hình thức sau.

          * Hình thức 1: Tham quan khu di tích Thành cổ Sơn Tây qua hình ảnh, video.

          GV tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích thông qua những hình ảnh trình chiếu kết hợp với giới thiệu về vùng đất tỉnh Sơn(Sơn Tây) (Bài giới thiệu phần phụ lục).

          Trong thực tế hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản "Chữ người tử tù", khi hỏi đến "vùng tỉnh Sơn" là nơi nào thì học sinh rất mơ màng. Một số HS tìm hiểu kĩ ở nhà có thể xác định là Sơn Tây (Hà Nội) nhưng có một số HS lại chưa xác định được địa danh này ở đâu, thậm chí còn nhầm lẫn là một tỉnh của Trung Quốc.  Vì thế tôi đã trình chiếu hình ảnh về khu di tích thành cổ Sơn Tây để học sinh hiểu về một vùng đất địa linh nhân kiệt, qua đó giáo dục em ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc nói chung, của địa phương nói riêng

 

 

                                Hình ảnh bản đồ thành cổ Sơn Tây

 

 

 

                             Một số hình ảnh thành cổ Sơn Tây xưa và nay              

         

* Hình thức 2: Tham quan vườn lan, thú chơi tao nhã đã có từ lâu đời ngay.

          Đất nước Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Truyền thống  văn hóa Việt được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, xã hội. Những nét đẹp "vang bóng" của truyền thống văn hóa xa xưa đã một thời vắng bóng nay đang được Đảng, nhà nước, nhân dân chú trọng khôi phục: Thú chơi chữ thư pháp, chơi cây cảnh, câu cá, uống trà, chơi lan... Để học sinh nhận thức đúng, cảm nhận sâu sắc hơn về những nét đẹp ấy, giáo viên đã tổ chức cho học sinh tham quan một số vườn lan ở địa phương. Qua đó giáo dục và hình thành trong các em ý thức yêu cái đẹp, giữ gìn phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Sau chuyến tham quan học sinh sẽ vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc viết bài cảm nhận.

         

              Hình ảnh lớp 11a2 thăm vườn lan nhà cô Hải Lý

Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho HS tham quan thực tế bằng nhiều hình thức khác để tạo cho các em cơ hội trải nghiệm thực tế, hình thành trong HS một số năng lực cần thiết cho cuộc sống hiện đại ngày nay.

5. Một số kinh nghiệm khi "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

- Đối với giáo viên:

+ Trên đây chỉ là một số phương pháp mà người viết đề tài sử dụng trong quá trình đọc hiểu văn "Chữ người tử tù". Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác có thể tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ GV có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức trải nghiệm trong tiến trình bài học.

+ GV cần nghiên cứu và lên kế hoạch cụ thể trước khi tổ chức cho HS trải nghiệm.

+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, tổ.

- Đối với học sinh:

+ Tích cực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm.

+ Ham tìm tòi, thích khám phá cái mới, cái lạ...

II. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

          Đề tài "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh" đã được áp dụng tại trường THPT Thanh Hòa và đã đạt được những hiệu quả tích cực. Học sinh đã thích  thú hơn trong tiết học Ngữ văn biểu hiện rõ rệt nhất là đối tượng học sinh yếu. Vì thế đề tài có thể tiếp tục được áp dụng trong những năm học kế tiếp.

III. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

          Để áp dụng được hiệu quả sáng kiến này đòi hỏi lớp học phải được trang bị hệ thống điện, máy tính, máy chiếu, loa đài để trình chiếu hình ảnh, video ...về các vấn đề có liên quan đến bài học. Học sinh phải có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, báo, đài...

IV. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

          Trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn, học sinh thường không mấy hứng thú với tiết học Ngữ văn, đặc biệt là các lớp học theo ban tự nhiên. Tiết học thường diễn ra nhàm chán, thậm chí một số học sinh còn ngủ gật trên lớp. Học sinh học rất thụ động, sống tách biệt , thu mình. Bài làm văn cũng khô cứng, sơ sài, chưa biết liên hệ, áp dụng vào thực tiễn đời sống. Sau khi áp dụng đề tài, tôi đã nhận thấy được kết quả rất khả quan. Học sinh hào hứng, thích thú, năng động, tình cảm hơn. Hơn thế bài văn của học sinh cũng được viết, trình bày cách hiểu vấn đề phong phú, đa dạng hơn, có khả năng liên hệ thực tiễn linh hoạt, nhiều đoạn văn viết sáng tạo, sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt để tạo lập văn bản, giải quyết các tình huống nhiệm vụ học tập khá tốt. Có tư duy sáng tạo trong việc triển khai ý, tổ chức bài làm. Văn viết giàu cảm xúc thể hiện sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, thể hiện những rung cảm nghệ thuật, cảm nhận về vẻ đẹp của văn học, cuộc sống khá rõ.

          Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                              Thanh Bình, ngày  tháng 11 năm 2019

                                                                                   Người nộp đơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                 PHỤ LỤC

1.Câu hỏi trắc nghiệm phần trò chơi: "Ai nhanh hơn"

Câu hỏi 1. Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1910, mất năm 1987.
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

Câu hỏi 2. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

Câu hỏi 3. Dòng nào sau đây biểu hiện đặc điểm con người Nguyễn Tuân?

A. Một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
B. Ý thức cá nhân phát triển rất cao
C. Rất mực tài hoa.
D. Một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình
Câu hỏi 4. Dòng nào sau đây thể hiện tình chất “tài hoa - uyên bác” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?

A. Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hoá thẩm mĩ.
B. Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác nhau đế quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
C. Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ.
D. Tô đậm những cái gì thuộc về phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt.

Câu hỏi 5: Tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân gồm bao nhiêu truyện?

A. 8 truyện  B.   9 truyện    C. 10 truyện    D. 11 truyện

Câu hỏi 6: “Vang bóng một thời” được Nguyễn Tuân sáng tác trước CMT8 - 1945. Tác phẩm có sử dụng bút pháp nào sau đây?

A. Hiện thực    B: Siêu thực
C. Lãng mạn    D. Hiện thực kết hợp lãng mạn.

Câu hỏi 7: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

A. Vang bóng một thời        B. Một chuyến đi
C. Chiếc lư đồng mắt cua      D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
Câu hỏi 8: Những nhân vật chính trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là ai?

A. Những nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm.
B. Lớp trí thức Tây học.
C. Những Nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất. đắc chí.
D. Những người lận đận trong khoa cử, thất thế trong cuộc sống.

Câu hỏi 9: Hai nhân vật chính trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là:

A. Thầy thơ lại và viên quản ngục.
B. Viên quan coi ngục và Huấn Cao.
C. Thầy thơ lại và Huấn Cao
D. Quan tổng đốc và Huấn Cao

 

2. Phân thuyết trình Thành cổ Sơn Tây.

           Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.

          Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn TâyHà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

          Thành cổ là niềm tự hào của người dân Sơn Tây, của dân tộc và là địa chỉ văn hóa hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách khi đến với xứ Đoài...

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                               TỔ TRƯỞNG

 

                                                                         Nguyễn Thị Lý Xương

 

                                                XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..                                                                                                                                                                         HIỆU TRƯỞNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

 Kính gửi:    - Hội đồng sáng kiến trường THPT Thanh Hòa

                    - Hội đồng sáng kiến Ngành giáo dục và đào tạo Bình Phước

 Tôi ghi tên dưới đây

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) đóng góp

1

Lê Thị Nguyệt

02/11/1981

Trường THPT Thanh Hòa

Giáo viên

Đại học

100%

         

           Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

          - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 01 năm 2019

 - Mô tả bản chất của sáng kiến:

I. Về nội dung của sáng kiến

1. Sự cần thiết của đề tài

          Giáo dục phổ thông nước ta thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo "lối truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của người học. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lí những trải nghiệm, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là  môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích/chiêm nghiệm, cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống.

Ai cũng hiểu năng lực để mỗi con người vào đời không chỉ bó hẹp trong yêu cầu ghi nhớ, tích lũy kiến thức mà còn để phân tích sâu, vận dụng sáng tạo trong công việc và để sống tốt hơn. Môn Ngữ văn, trong ý nghĩa văn là đời càng cần vậy. Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn để cái hay cái đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn. Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học Ngữ văn lại cấp thiết đến thế. Bởi thế, trong đề tài này tôi xin được mạo muội chia sẻ một vài kinh nghiệm về "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù" theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

2. Thực trạng trước khi áp dụng

          Trong những năm gần đây, giáo viên dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học văn bản"Chữ người tử tù" nói riêng đã có những cố gắng trong đổi mới phương pháp hướng đến:"Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh". Tuy nhiên kết quả vẫn còn chưa được như sự mong đợi.

Văn bản "Chữ người tử tù" trích trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là "một văn phẩm đạt gần đến sự toàn thiện toàn mĩ".  Văn bản viết về một nét truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc đã một thời vang bóng. Nhân vật chính là Huấn Cao - một con người tài hoa không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất. Văn phong trong sáng, ngôn ngữ uyên bác. Quan trọng hơn hết là giá trị giáo dục Chân- Thiện - Mỹ cho thế hệ trẻ. Song, trong thực tế phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11, văn bản được tìm hiểu trong 2 tiết học. Thời gian ngắn nên chỉ đủ để tìm hiểu nội dung trên bề mặt câu chữ. Một số giáo viên có tổ chức một số hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhưng hiệu quả cũng chưa cao, học sinh chưa được trải nghiệm để thể hiện năng lực của mình.

3. Tính mới của đề tài:

  Trong đề tài này người thực hiện sử dụng chu trình học qua trải nghiệm như một phương pháp dạy học để  thiết kế bài dạy đọc – hiểu văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) ở nhà trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS. Kiến thức thực tiễn gắn với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dụng vào thực tế. Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính.

4. Một số khái niệm liên quan

4.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: Trải nghiệm là trải qua, kinh qua [7;1020]. Hoạt động trải nghiệm là một hệ thống những việc làm được trải qua, kinh qua nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.

Học qua trải nghiệm  là quá trình học tập được trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành vận dụng cao từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân làm sáng tỏ hơn các lí thuyết đã học. Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tích, chiêm nghiệm và phản hồi. Học tập qua trải nghiệm về bản chất mang tính cá nhân và có tính hiệu quả, tác động tới cả tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng.

4.2. Khái niệm  năng lực:

          Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động, trong bối cảnh nhất định.[11;49]

          Năng lực thể hiện sự vận động tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hện một loại công việc nào đó.

5. Một số phương pháp học thông qua trải nghiệm trong đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.

          Đề tài chỉ dừng lại ở tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết học, nên chỉ đề cập đến một số phương pháp cơ bản mà giáo viên cần được trang bị để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

5.1. Phương pháp đặt vấn đề.

5.1.1.  Mục đích:

- Giúp HS có một cái nhìn tổng quan về một vấn đề trong xã hội. Từ đó nhận ra vấn đề liên quan đến bài học.

- Kiến thức phối hợp: Lịch sử, Văn hóa, Mĩ thuật, Công nghệ thông tin.

- Năng lực hình thành: năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực thẩm mĩ, năng lực quan sát, phân tích, trình bày...

5.1.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

          + Giáo viên đặt ra một tình huống gợi vấn đề liên quan đến bài học.

         + Học sinh quan sát, phân tích, phát hiện, ra vấn đề cần nói tới; phát biểu         vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề đó.

          Bước 2: Tìm giải pháp

          Tìm cách giải quyết vấn đề theo quy trình: Bắt đầu -> Phân tích vấn đề ->         Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết-> Hình thành giải pháp-> Chọn giải pháp đúng và kết thúc.

5.1.2. Minh họa:

      Trong hoạt động khởi động của tiết học đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù", giáo viên sẽ trình chiếu một số hình ảnh về những nét đẹp văn hóa trong truyền thống của dân tộc:

tha tho

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thả thơ trên Sông Hương

                       

2

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thưởng trà

 

 

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh khu vườn lan

                   Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Thú chơi hoa lan

                             Hình ảnh về nét đẹp văn hóa: Chơi chữ thư pháp

 

          Giáo viên cho học sinh cảm nhận về những bức tranh, phát hiện bức tranh liên quan đến nội dung bài học: Đó là bức tranh ông đồ viết chữ thư pháp. Từ kết quả phát hiện của học sinh giáo viên bình giá, giới thiệu bài học.

          Như vậy, trong hoạt động khởi động giáo viên đã tổ chức cho học sinh trải nghiệm về những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chỉ trải nghiệm qua tranh ảnh nhưng đã giúp cho các em nhận biết được những giá trị văn hóa của dân tộc. Qua đó giáo dục các em về lòng yêu nước, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.

5.2.  Phương pháp tổ chức trò chơi

          Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật.

5.2.1. Mục đích:

          - Giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh, rèn luyện tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm cho mỗi học sinh.

          - Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực ứng phó với hoàn cảnh, năng lực phối hợp...

          - Bộ môn kết hợp: Âm nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ thông tin, lịch sử, địa lí...

5.2.2. Cách thức thực hiện

          Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

 - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.

- Cử người dẫn trò chơi (GV hoặc HS).

- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh.

- Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi.

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà giáo viên bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,...

- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác học sinh quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi.

- Giáo viên giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi; nói rõ cách chơi và luật chơi. Giáo viên có thể cho các em chơi nháp một lượt, sau đó tổ chức chơi thật.

- Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi

- Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi.

- Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kĩ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm...

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Giáo viên đánh giá và công bố kết quả cuộc chơi khách quan, công bằng, chính xác, giúp học sinh nhận thức được ưu điểm, tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo.

- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.

- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

5.2.3. Minh họa

    Khi tìm hiểu văn bản "Chữ người tử tù", phần hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học thông qua một số trò chơi.

* Hình thức 1: Trò chơi "Ai nhanh hơn".

          Giáo viên tổ chức trò chơi này trong phần tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.

          Mục đích: Nhằm tạo tâm thế hứng khởi, sôi nổi giúp các em vừa học vừa chơi, vừa tiếp nhận những nội dung kiến thức bài học vừa hình thành, bồi dưỡng năng lực phẩm chất của người thanh niên trong thời đại mới.

    Bước 1: Chuẩn bị

+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.(Phần phụ lục)

+ Người dẫn chương trình: GV

+ Giáo viên sẽ cử lớp trưởng hỗ trợ và chuẩn bị điều kiện, phương tiện... quan sát các thành viên trong lớp, chỉ định người giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi.

+ Thành phần tham gia trò chơi: cả lớp

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Giáo viên giới thiệu cách thức trò chơi: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm; gồm 10 câu hỏi.

- Phổ biến luật chơi:      

                   + Trò chơi gồm có 10 câu hỏi.

                   + Giáo viên sẽ đọc câu hỏi, học sinh lắng nghe.

                   + Khi giáo viên vừa đọc hết câu hỏi, học sinh mới được quyền giơ tay trả lời, nếu giơ tay trước là phạm luật và không được trả lời, nhường quyền trả lời cho người khác.

          + Trả lời đúng một câu hỏi sẽ được nhận một phần quà.

          + Lớp trưởng là người quản trò chơi

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Giáo viên động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.

- Giáo viên đánh giá trò chơi: 

          + Đa số học sinh tham gia tích cực, phát hiện vấn đề nhanh.

          + Một số học sinh còn chưa tham gia tích cực, phát hiện vấn đề còn chậm.

- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

- Đúc kết nội dung bài học được hình thành qua trò chơi.

          Trò chơi diễn ra trong không khí sôi nổi, khẩn trương, hào hứng của cả lớp. Một số học sinh tham gia rất tích cực, một số học sinh chưa tự tin nên lúc đầu còn e dè, ngần ngại. Nhưng sau đó cũng hòa cùng không khí của cả lớp. Kết thúc trò chơi đa số học sinh đã nắm bắt được kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm "Chữ người tử tù". Đặc biệt là học sinh trong cả lớp đã hòa đồng với nhau tạo nên một tâm thế học tập khác hẳn các tiết học trước đó.

 

* Tổ chức trò chơi: "Tập làm ông đồ"

          Giáo viên sẽ tổ chức trò chơi này trong hoạt động thực hành ứng dụng nhằm mục đích tổ chức cho học sinh trải nghiệm về không gian, không khí trong cảnh  viết chữ. Qua đây các em trải nghiệm hoạt động viết chữ thư pháp, nhận thức rõ về loại hình nghệ thuật viết thư pháp. Đồng thời đây cũng là dịp giáo viên phát hiện ra  năng lực ở học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng. Trò chơi được tổ chức như sau:

          Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

- Đối tượng: thành viên trong lớp.

- Nội dung: Viết câu đối bằng chữ thư pháp.

- Cách thức: Lớp chia làm 2 tổ, mỗi tổ cử 4 học sinh tham gia.

- Người dẫn trò chơi: GV

- Mỗi nhóm tự chuẩn bị dụng cụ: bút lông, mực, nghiên, giấy A0 cắt hình câu đối

          Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Bốn bạn chơi của hai nhóm sẽ di chuyển lên phía bàn đầu, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng để bắt đầu trò chơi.

- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác học sinh quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em tham gia trò chơi.

- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Mỗi đội chơi sẽ viết một câu đối bằng chữ thư pháp về chủ Thầy cô. Thời gian chơi: 5 phút. Khi hết thời gian 5 phút các đội chơi treo câu đối lên bảng. Nếu hết 5 phút đội chơi nào chưa treo được câu đối lên bảng sẽ là đội thua cuộc.

- Giáo viên dùng hiệu lệnh bằng lời nói để điều khiển trò chơi.

- Các thành viên khác trong lớp theo dõi các đội chơi, cổ vũ tinh thần cho các đội chơi.

 

                   Hình ảnh đội 1 tham gia trò chơi "Tập làm ông đồ"

                   Hình ảnh đội 2 tham gia trò chơi "Tập làm ông đồ"

          Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Đánh giá kết quả trò chơi:

+ Hai đội đã hoàn thành sản phẩm trước thời gian.

+ Trình bày đúng hình thức của câu đối.

+ Cả hai đội cùng viết "Tôn sư trọng đạo"

+ Mỗi bức tranh đều có một vẻ đẹp, có sự sáng tạo riêng.

+ Cả hai đội chơi đã thể hiện được tinh thần đồng đội khi tham gia trò chơi. Tuy nhiên chưa tận dụng hết thời gian để tô điểm cho bức tranh hoàn hảo hơn, sáng tạo hơn. Trong bức tranh cần vẽ thêm một vài hình ảnh để thêm phần sinh động.

- Cả hai đội chơi đã rất cố gắng, ngang sức ngang tài nên giành được phần thưởng như nhau. Phần thưởng của các bạn là một hộp quà to bao gồm sách vở, đồ dùng học tập.

- Qua trò chơi, GV cần giáo dục HS ý thức hướng tới vẻ đẹp chân- thiện - mĩ trong cuộc sống. Trước khi hướng tới cái đẹp của nghệ thuật hãy làm đẹp tâm hồn mình...
- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh lớp học,…)

                                      Sản phẩm của 2 đội chơi

 

5.3. Phương pháp đóng vai

          Đóng vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được.

5.3.1. Mục đích:

- Nhằm tạo hứng thú và sự chú ý góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập, rèn kĩ năng tình huống cho học sinh.

- Giúp học sinh nhập vai, diễn tả thái độ, ý kiến của nhân vật rèn thái độ khả văng giao tiếp linh hoạt, năng lực giải quyết vấn đề trong mọi tình huống phát huy tính chủ động sáng tạo.

- Người xem, người học dễ dàng nắm bắt được nội dung tác phẩm.

- Kiến thức phối hợp: Nghệ thuật sân khấu, Mĩ thuật, Âm nhạc.

- Năng lực hình thành:Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và đảm nhận trách nhiệm,  năng lực tự quản lí thời gian, rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình diễn hóa thân...

5.3.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1: Chuẩn bị

- GV chuẩn bị tình huống đóng vai.

- Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm

- Quy định rõ thời gian hoàn thành, yêu cầu cần đạt

     Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:

 -Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản

      + Phân vai, đạo cụ, hóa trang, sân khấu, …

+ Dự kiến thời gian tiến hành

+ Tiến hành tập luyện theo kịch bản

+ Trình diễn

Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; phản biện – giải trình (nếu có)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá (GV có thể sử dụng hình thức phỏng vấn học sinh đóng vai);  tổng kết lại kiến thức.

Quy trình này có thể đơn giản hơn hoặc nhiều thao tác hơn tùy vào hình thức  đóng vai mà GV lựa chọn.

5.3.3. Minh họa

          Trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù", phần hình thành kiến thức tôi đã dùng phương pháp đóng vai nhân vật và đóng vai giả định.

* Hình thức 1: Đóng vai nhân vật

          Khi tìm hiểu "Cảnh cho chữ" - là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh diễn lại cảnh theo phương pháp đóng vai nhân vật  học sinh có cơ hội cơ hội thể hiện năng lực diễn xuất...

          Bước 1: Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị tình huống đóng vai: Cảnh cho chữ

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm 1 chuẩn bị.

- Nhóm diễn trong tiết học, thời gian tối đa 5 phút.

     Bước 2: Các thành viên trong nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:

- Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản

- Các nhóm tự chuẩn bị đạo cụ gồm: 1 tờ giấy A0 trắng cắt hình tranh câu đối, xiềng gông, bút lông, ngọn đuốc, nghiên mực.

- Tiến hành tập luyện theo kịch bản:

- Trình diễn( Hình ảnh minh họa)

                        Hình ảnh minh họa diễn kịch của học sinh lớp 11a2

      Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

     GV cho học sinh nhận xét đánh giá, nhận xét, sau đó GV sẽ phỏng vấn cả lớp và các bạn tham gia trò chơi bằng một số câu hỏi:

- Khi tham gia đóng vai em có hồi hộp không?

- Cảm nhận của em khi đeo trên người chiếc gông và xiềng xích?

- Cảm xúc của em khi xem các bạn diễn kịch?

- Em cảm nhận về phong thái của Huấn Cao khi viết chữ?...

     Khi thực hiện phương pháp đóng vai, không khí lớp trở nên sinh động hơn: đầu tiên là những tiếng cười hồn nhiên trước đạo cụ sáng tạo của nhóm chơi nhưng khi nhóm diễn nhập vai thì cả lớp như lặng yên trước thần thái của các nhân vật. Cả lớp cảm động trước giọng nói trầm ấm, dứt khoát của nhân vật Huấn Cao khuyên Viên quản ngục thay đổi nơi ăn chốn ở để giữ thiên lương trong sáng. Đặc biệt là hành động bái lạy của Viên quản ngục.

     Hoạt động đóng vai đã hình thành ở học sinh năng lực diễn xuất, năng lực sáng tạo, năng lực phân tích cảm nhận,...

     * Hình thức 2: Đóng vai giả định

     GV đưa ra một tình huống "giả định": "PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH" – Xét xử Huấn Cao có tội hay không có tội?

     Bước 1: GV đặt ra tình huống: Khi Huấn Cao bị giải đến nhà ngục để chờ ngày thi hành án, có nhiều đơn khiếu nại về bản án tử hình của Huấn Cao là không đúng người, đúng tội. Quản Ngục phải tiến hành phiên tòa xét xử lại: Huấn Cao có tội hay không có tội? Mặc dù có sự khác nhau về quy trình xử lý giữa xã hội phong kiến với thời hiện đại, nhưng GV để cho HS dùng hình thức phiên tòa hiện đại để HS tiếp cận thuận lợi hơn.

     Bước 2: Thảo luận, dự kiến kịch bản

Dự kiến các nhân vật giả định:

1.Hội đồng xét xử gồm có: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa; Hội thẩm nhân dân

(Quản Ngục sẽ là người tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tiến hành xét xử, tiến hành tố tụng và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử)

2.Thư ký phiên tòa :Thầy thơ lại

3.Kiểm sát viên:Đọc cáo trạng, hỏi và đưa ra chứng cứ, luận tội và tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

4.Bị cáo/ bị hại: Huấn Cao và một người đại diện cho xã hội phong kiến

5. Luật sư bào chữa cho bị cáo/bị hại

 6. Người đại diện theo pháp luật của bị cáo/ bị hại

- Đặc điểm của phương pháp đóng vai "giả định" là kiểu đóng vai ứng dụng. Đây là hình thức đóng vai hoàn toàn sáng tạo của học sinh, trong đó người học tạo ra kịch bản, không chỉ dựa vào tác phẩm tự sự mà còn dựa vào những tình huống đã gặp, những con người đã gặp, những hành vi đã thấy, … trong cuộc sống tương đồng với tác phẩm văn học, để từ đó sáng tạo kịch bản "giả định", những vai diễn “giả định” để chủ động tiếp cận nội dung bài học, rút ra bài học ứng xử cho bản thân khi gặp những tình huống tương tự.

- Ưu điểm của hình thức đóng vai "giả định" này: Tổng hợp được ưu điểm của nhiều hình thức đóng vai khác nhau, có thể phát huy cùng một lúc ưu điểm của phương pháp đóng vai tái hiện (ghi nhớ kiến thức), đóng vai suy luận (từ cái đã biết sáng tạo cái chưa biết) và đóng vai ứng dụng (sáng tạo cái mới trong tình huống mới); phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát hiện được những khả năng tiềm ẩn ở mỗi học sinh, đưa tác phẩm văn học gắn liền hơn với cuộc sống, giúp các em hiểu được học văn không chỉ để "lấy điểm" mà quan trọng hơn là "học làm người" qua việc tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi , …trong cuộc sống.

- Với hình thức đóng vai này, GV có thể hình thành cho học sinh rất nhiều năng lực: Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác và đảm nhận trách nhiệm.; Năng lực tự quản lý thời gian; Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.; Hình thành và phát triển năng lực tự học; Năng lực cảm thụ văn học; Năng lực trình diễn, hóa thân, …không chỉ phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học mà còn phù hợp với xu hướng "Trả tác phẩm về cho học sinh", đem đến sân chơi bổ ích cho HS qua hình thức "chơi mà học, học mà chơi", …

5.4. Phương pháp tham quan, thực tế.

5.4.1. Mục đích:

          - Phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Học sinh sau khi trải nghiệm được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…

          - Kiến thức phối hợp: Lịch sử, Địa lí,  Mĩ thuật...

          - Hình thành năng lực tự học, năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp...

5.4.2. Cách thức thực hiện:

          Bước 1: Chuẩn bị: 

          GV hướng dẫn HS nội dung tìm hiểu, địa điểm và dụng cụ cần thiết phải mang theo, lên kế hoạch chi tiết về khung thời gian và các hình thức tiến hành tham quan. Công việc chuẩn bị càng chu đáo thì kết quả hoạt động càng cao.

          Bước 2: Tiến hành tham quan tìm hiểu:

          HS được trực tiếp, gián tiếp tham quan địa điểm văn hóa mà GV và HS đã thống nhất, đây là bước quan trọng nhất. HS sẽ được cảm nhận trực tiếp giá trị văn học, văn hóa từ cảnh vật trực quan mà mình tiếp xúc. Các em có thể tiến hành ghi chép, ghi âm, trao đổi, thảo luận trong quá trình tìm hiểu và tiếp xúc với thực tiễn. GV sẽ định hướng, khơi gợi nguồn cảm hứng để HS có thể thẩm thấu cái hay, cái đẹp từ những nét đẹp văn hóa dân tộc trong thực tiễn.

          Bước 3: Chia sẻ: 

          HS trình bày lại những kết quả mà bản thân thu nhận được từ quan sát, cảm nhận thực tiễn. Hoạt động này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như: vẽ tranh, viết bài, thuyết trình…, qua đó, HS có cơ hội giãi bày quan điểm cá nhân, phát triển ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…

          Bước 4: Tổng quát:

          GV đánh giá và ghi nhận những kiến thức HS có được từ hình thức hoạt động trải nghiệm này, xây dựng ý thức về niềm tự hào trước những giá trị văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống yêu nước, nhân đạo của người Việt Nam.

          Bước 5: Áp dụng: 

          GV hướng dẫn HS vận dụng những tri thức có được qua các hoạt động thực tiễn vào cuộc sống. Có thể khuyến khích HS hình thành các nhóm hoạt động dự án thiết thực như quảng bá nét đẹp văn hóa Việt, bảo vệ môi trường, phản đối các hoạt động phản thuần phong mĩ tục…

5.4.3. Minh họa

          Do điều kiện trường ở địa bàn biên giới, nền kinh tế còn chưa phát triển, đời sống vật chất của nhân dân còn thấp nên việc tổ chức tham quan du lịch có quy mô chưa thể thực hiện được. Song để học sinh có điều kiện trải nghiệm về những nét văn hóa tốt đẹp cũng như một những địa danh lịch sử giúp cảm nhận sâu sắc hơn nội dung bài học. Tôi đã tổ chức cho các em trải nghiệm bằng hình thức sau.

          * Hình thức 1: Tham quan khu di tích Thành cổ Sơn Tây qua hình ảnh, video.

          GV tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích thông qua những hình ảnh trình chiếu kết hợp với giới thiệu về vùng đất tỉnh Sơn(Sơn Tây) (Bài giới thiệu phần phụ lục).

          Trong thực tế hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản "Chữ người tử tù", khi hỏi đến "vùng tỉnh Sơn" là nơi nào thì học sinh rất mơ màng. Một số HS tìm hiểu kĩ ở nhà có thể xác định là Sơn Tây (Hà Nội) nhưng có một số HS lại chưa xác định được địa danh này ở đâu, thậm chí còn nhầm lẫn là một tỉnh của Trung Quốc.  Vì thế tôi đã trình chiếu hình ảnh về khu di tích thành cổ Sơn Tây để học sinh hiểu về một vùng đất địa linh nhân kiệt, qua đó giáo dục em ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc nói chung, của địa phương nói riêng

 

 

                                Hình ảnh bản đồ thành cổ Sơn Tây

 

 

 

                             Một số hình ảnh thành cổ Sơn Tây xưa và nay              

         

* Hình thức 2: Tham quan vườn lan, thú chơi tao nhã đã có từ lâu đời ngay.

          Đất nước Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Truyền thống  văn hóa Việt được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, xã hội. Những nét đẹp "vang bóng" của truyền thống văn hóa xa xưa đã một thời vắng bóng nay đang được Đảng, nhà nước, nhân dân chú trọng khôi phục: Thú chơi chữ thư pháp, chơi cây cảnh, câu cá, uống trà, chơi lan... Để học sinh nhận thức đúng, cảm nhận sâu sắc hơn về những nét đẹp ấy, giáo viên đã tổ chức cho học sinh tham quan một số vườn lan ở địa phương. Qua đó giáo dục và hình thành trong các em ý thức yêu cái đẹp, giữ gìn phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Sau chuyến tham quan học sinh sẽ vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc viết bài cảm nhận.

         

              Hình ảnh lớp 11a2 thăm vườn lan nhà cô Hải Lý

Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho HS tham quan thực tế bằng nhiều hình thức khác để tạo cho các em cơ hội trải nghiệm thực tế, hình thành trong HS một số năng lực cần thiết cho cuộc sống hiện đại ngày nay.

5. Một số kinh nghiệm khi "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

- Đối với giáo viên:

+ Trên đây chỉ là một số phương pháp mà người viết đề tài sử dụng trong quá trình đọc hiểu văn "Chữ người tử tù". Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác có thể tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ GV có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức trải nghiệm trong tiến trình bài học.

+ GV cần nghiên cứu và lên kế hoạch cụ thể trước khi tổ chức cho HS trải nghiệm.

+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, tổ.

- Đối với học sinh:

+ Tích cực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm.

+ Ham tìm tòi, thích khám phá cái mới, cái lạ...

II. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

          Đề tài "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân) theo định hướng phát triển năng lực học sinh" đã được áp dụng tại trường THPT Thanh Hòa và đã đạt được những hiệu quả tích cực. Học sinh đã thích  thú hơn trong tiết học Ngữ văn biểu hiện rõ rệt nhất là đối tượng học sinh yếu. Vì thế đề tài có thể tiếp tục được áp dụng trong những năm học kế tiếp.

III. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

          Để áp dụng được hiệu quả sáng kiến này đòi hỏi lớp học phải được trang bị hệ thống điện, máy tính, máy chiếu, loa đài để trình chiếu hình ảnh, video ...về các vấn đề có liên quan đến bài học. Học sinh phải có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, báo, đài...

IV. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

          Trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn, học sinh thường không mấy hứng thú với tiết học Ngữ văn, đặc biệt là các lớp học theo ban tự nhiên. Tiết học thường diễn ra nhàm chán, thậm chí một số học sinh còn ngủ gật trên lớp. Học sinh học rất thụ động, sống tách biệt , thu mình. Bài làm văn cũng khô cứng, sơ sài, chưa biết liên hệ, áp dụng vào thực tiễn đời sống. Sau khi áp dụng đề tài, tôi đã nhận thấy được kết quả rất khả quan. Học sinh hào hứng, thích thú, năng động, tình cảm hơn. Hơn thế bài văn của học sinh cũng được viết, trình bày cách hiểu vấn đề phong phú, đa dạng hơn, có khả năng liên hệ thực tiễn linh hoạt, nhiều đoạn văn viết sáng tạo, sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt để tạo lập văn bản, giải quyết các tình huống nhiệm vụ học tập khá tốt. Có tư duy sáng tạo trong việc triển khai ý, tổ chức bài làm. Văn viết giàu cảm xúc thể hiện sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, thể hiện những rung cảm nghệ thuật, cảm nhận về vẻ đẹp của văn học, cuộc sống khá rõ.

          Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                              Thanh Bình, ngày  tháng 11 năm 2019

                                                                                   Người nộp đơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                 PHỤ LỤC

1.Câu hỏi trắc nghiệm phần trò chơi: "Ai nhanh hơn"

Câu hỏi 1. Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1910, mất năm 1987.
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

Câu hỏi 2. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

Câu hỏi 3. Dòng nào sau đây biểu hiện đặc điểm con người Nguyễn Tuân?

A. Một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
B. Ý thức cá nhân phát triển rất cao
C. Rất mực tài hoa.
D. Một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình
Câu hỏi 4. Dòng nào sau đây thể hiện tình chất “tài hoa - uyên bác” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?

A. Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hoá thẩm mĩ.
B. Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác nhau đế quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
C. Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ.
D. Tô đậm những cái gì thuộc về phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt.

Câu hỏi 5: Tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân gồm bao nhiêu truyện?

A. 8 truyện  B.   9 truyện    C. 10 truyện    D. 11 truyện

Câu hỏi 6: “Vang bóng một thời” được Nguyễn Tuân sáng tác trước CMT8 - 1945. Tác phẩm có sử dụng bút pháp nào sau đây?

A. Hiện thực    B: Siêu thực
C. Lãng mạn    D. Hiện thực kết hợp lãng mạn.

Câu hỏi 7: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

A. Vang bóng một thời        B. Một chuyến đi
C. Chiếc lư đồng mắt cua      D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
Câu hỏi 8: Những nhân vật chính trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là ai?

A. Những nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm.
B. Lớp trí thức Tây học.
C. Những Nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất. đắc chí.
D. Những người lận đận trong khoa cử, thất thế trong cuộc sống.

Câu hỏi 9: Hai nhân vật chính trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là:

A. Thầy thơ lại và viên quản ngục.
B. Viên quan coi ngục và Huấn Cao.
C. Thầy thơ lại và Huấn Cao
D. Quan tổng đốc và Huấn Cao

 

2. Phân thuyết trình Thành cổ Sơn Tây.

           Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.

          Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn TâyHà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

          Thành cổ là niềm tự hào của người dân Sơn Tây, của dân tộc và là địa chỉ văn hóa hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách khi đến với xứ Đoài...

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                               TỔ TRƯỞNG

 

                                                                         Nguyễn Thị Lý Xương

 

                                                XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..                                                                                                                                                                         HIỆU TRƯỞNG


Các tin khác

 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------         
 
 
Lịch
    Tin nóng
Chiều ngày 23/9/2023, trường THPT Thanh Hòa, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm năm học 2023, nhằm xây dựng và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch năm học 2023 – 2024
 
LỊCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 4: TỪ 25/9 ĐẾN 30/9/2023
 
THỜI KHÓA BIỂU THỰC HIỆN TỪ 25 THÁNG 9 NĂM 2023
 
Trường THPT Thanh Hòa tổ Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức năm học 2023 - 2024, phiên trù bị
 
LỊCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3: TỪ 18/9 ĐẾN 24/9/2023
 
    Photo

Bản quyền thuộc về Trường THPT Thanh Hòa

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Trương Thanh Bình- Hiệu trưởng

Địa chỉ: Thị trấn Thanh Bình- Bù Đốp- Bình Phước -Điện thoại :(0271).3563.693

Coppyright ©2011- THPT Thanh Hòa

Thiết kế và phát triển bởi: Lê Quang Tiến

Email : quangtien2010@gmail.com